Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/handle/TVDHKT/32172
Title: Nghiên cứu sự liên kết của các bên liên quan trong mạng lưới điểm đến Đà Nẵng
Authors: Võ, Lê Xuân Sang
Advisor: TS Nguyễn, Thị Bích Thủy
Keywords: Du lịch;Mạng lưới điểm đến
Issue Date: 2016
Publisher: Đà Nẵng
Citation: Pages 1–100
Abstract: Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, gia tăng tổng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho nền kinh tế. Điểm đến được coi là một sản phẩm du lịch tổng thể và được cung cấp bởi nhiều ên liên quan.Tuy nhiên, ngành du lịch của nhiều quốc gia, nhiều vùng hiện nay thực tế lại bao gồm sự phân mảnh của các mối quan hệ kinh doanh. Để cung cấp sự trải nghiệm giá trị, mang lại sự thỏa mãn cao cho du khách đòi hỏi sự liên kết và phối hợp giữa các bên liên quan trong toàn bộ điểm đến. Sự hợp tác giữa các công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch với nhau và giữa các doanh nghiệp du lịch với các tổ chức khác là yêu cầu của chiến lược phát triển du lịch cho một khu vực (Augustyn & Knowles, 2000; Telfer, 2001; Tinsley & Lynch 2001). Sự hợp tác tồn tại đồng thời với cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh du lịch là yếu tố tạo nên sự thành công và phát triển ền vững của một điểm đến du lịch. Sự phát triển bền vững một điểm đến du lịch còn liên quan rất quan trọng về sự tham gia hữu hiệu của các tổ chức quản lý thuộc chính quyền Nhà nước trong việc quản lý và tiếp thị điểm đến (Presenza và Cipollina, 2008; Rodolfo Baggio, 2008). Hợp tác giữa các bên liên quan được xác định là có lợi cho tất cảcác nhà cung cấp sản phẩm du lịch để tạo ra những sáng kiến tiếp thị kinh doanh Hwang và ctg, 2002; Leslie và McAleenan, 1990; Morrison 1998), chia sẻ kiến thức, nguồn lực Telfer , phát triển sản phẩm mới, giảm chi phí xúc tiến, quảng bá, cũng như thúc đẩy và góp phần phát triển các điểm đến du lịch Tinsley và Lynch, . Hiện nay, nghiên cứu để hiểu rõ sự hợp tác trong mạng lưới du lịch của một điểm đến là chủ đề ngày càng được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý thực tiễn trong lĩnh vực du lịch. Phân tích mạng lưới đã được thực hiện trong các lĩnh vực toán, vật lý, sinh học, khoa học xã hội, chính sách, kinh tế và kinh doanh. Một số nghiên cứu truyền thống sử dụng phân tích mạng lưới nghiên cứu về các mối quan hệ liên tổ chức erry và ctg, .Gần đây nó được ứng dụng hữu ích trong nghiên cứu điểm đến du lịch, nơi thường được coi là một hệ thống phức tạp. Theo đó, hệ thống các công ty được xem như một mạng lưới các nút và các mối quan hệ liên kết có mối quan hệ chặt chẽ (Albert và Barabasi, 2002; Watts, 2004).Kết quả là, phân tích mạng lưới trở thành một công cụ được áp dụng nhiều trong nghiên cứu đối với các mối quan hệ trong hệ thống cấu trúc hoạt động của mạng lưới du lịch. Việc ứng dụng phân tích mạng lưới để nghiên cứu các mối quan hệ trong du lịch cho ph p ngành công nghiệp du lịch có giải pháp đối với việc hợp tác đồng tạo ra giá trị sản phẩm du lịch cho một điểm đến tốt hơn và khắc phục những vấn đề của sự phân mảnh (Chris Cooper & Noel Scott, 2007; Fyall & Garrod, 2005; Degree, 2006; Friedman & Miles, 2002). Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu ứng dụng mạng lưới để hiểu biết về sự liên kết hợp tác giữa các ên liên quan ao gồm các doanh nghiệp hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho du khách và các tổ chức quản lý Nhà nước trong việc thực hiện quản lý và tiếp thị điểm đến để đem lại hiệu quả là hầu như chưa được quan tâm. Do vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự liên kết của các bên liên quan trong mạng lưới điểm đến Đà Nẵng làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp vào việc cung cấp tổng hợp cơ sở lý thuyết mối quan hệ và sự liên kết của các bên liên quan tham gia trong mạng lưới điểm đến du lịch, ứng dụng nghiên cứu để có thông tin cụ thể về đặc điểm mạng lưới điểm đến Đà Nẵng với mối quan hệ hợp tác giữa các ên liên quan trong điểm đến này. Từ đó, đưa ra những hàm ý cho việc phát triển mối quan hệ hợp tác trong mạng lưới của điểm đến du lịch nhằm thúc đẩy mạng lưới kinh doanh du lịch hoạt động với hiệu quả tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, giá trị trải nghiệmcho du khách đến Đà Nẵng, xây dựng Đà Nẵng thành một điểm đến phát triển bền vững và thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.
Description: 658
Appears in Collections:Quản trị kinh doanh (LV)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TOM TAT LUAN VAN.pdf727.51 kBAdobe PDF Sign in to read
NOI DUNG LUAN VAN.pdf1.83 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.